Thứ Tư, 29 tháng 12, 2010

Cởi mở trong giao tiếp

Một cuộc sống cởi mở sẽ giúp bạn yêu đời hơn, cảm nhận cuộc sống dễ dàng hơn và sẽ có được nhiều bạn bè hơn.
Vì một người cởi mở luôn có sức thu hút với người khác, luôn nhận được sự giúp đỡ lúc khó khăn. Nếu bạn là người cởi mở, hãy tiếp tục phát huy đức tính tốt đẹp đó.

Còn nếu bạn chưa có được tính cách này, một vài lời khuyên sau đây có thể là cần thiết cho bạn:

Dành thời gian cho gia đình: Bắt đầu ngay từ chính gia đình của bạn vì đây là chỗ dựa vững chắc nhất cho mỗi người trong cuộc sống. Những chia sẻ, gần gũi trong cuộc sống gia đình sẽ khiến bạn không bao giờ cảm thấy cô đơn, giúp bạn có thêm động lực trong công việc cũng như trong cuộc sống.

Tạo những mối quan hệ bạn bè mới: Tham gia những câu lạc bộ hoặc những chương trình tại nơi bạn học tập hay làm việc sẽ giúp bạn có thêm những bạn bè mới, tăng thêm những khoảng thời gian vui vẻ trong cuộc sống.

Quan tâm đến bạn bè cũ: Hãy giữ liên lạc với những người bạn cũ và tổ chức những buổi dã ngoại vui chơi cùng nhau. Điều này sẽ giúp bạn có cơ hội ôn lại tình bạn xưa, đồng thời có thêm niềm vui mới và xoá đi những mệt nhọc do công việc trong cuộc sống hàng ngày.

Lắng nghe và trò chuyện: Hãy dành thời gian để trò chuyện với bạn bè mình, có thể không phải là tất cả mọi người mà là ai đó bạn có cơ hội. Nên biết quý những cơ hội bạn bè được trò chuyện cùng nhau, đôi khi bạn hãy tự tạo ra những cơ hội đó. Việc trò chuyện và lắng nghe này sẽ giúp bạn hiểu biết thêm trong cuộc sống và hiểu hơn những người bạn của mình để có thể thông cảm và chia sẻ buồn vui với họ.

Kết bạn với nhiều người: Nhiều người chỉ thích kết bạn với những người có cùng cá tính, cùng quan điểm với mình. Như thế, chính họ đã tự thu hẹp bản thân mình, tự hạn chế tầm nhìn của họ. Bạn không nên mắc sai lầm đó, hãy biết mở rộng tấm lòng để đón nhận những người bạn cho dù không đồng quan điểm, tính cách. Điều này sẽ giúp cho cuộc sống của bạn phong phú hơn, giúp bạn đúc rút được nhiều bài học kinh nghiệm cho bản thân.
Hãy nắm bắt thông tin về các sự kiện đang diễn ra, các bộ phim hay các kênh truyền hình đang nổi tiếng. Bạn có thể dùng chúng để bắt đầu một cuộc hội thoại. Và nếu trong khi đang nói chuyện có một khoảng lặng nào đó thì bạn sẽ luôn có một chủ đề để tiếp tục câu chuyện.

. Chào mọi người với một nụ cười luôn nở trên môi và hỏi thăm họ. Mọi người thường thích kể về những gì đang diễn ra trong cuộc sống của họ. Trong khi nói chuyện bạn nên tìm ra điểm tương đồng để kéo dài cuộc nói chuyện. Hãy hoàn toàn tập trung vào câu chuyện của họ.

Hãy tiếp xúc bằng mắt với người bạn nói chuyện. Điều đó sẽ khiến cho bạn trở nên cởi mở hơn. Nếu bạn thấy việc nhìn thẳng vào mắt họ hơi khó thì hãy nhìn vào khoảng giữa hai mắt của họ hoặc nhìn vào trán họ.
Chúc bạn may mắn và thành công!

Thứ Ba, 21 tháng 12, 2010

Merry Christmas & Happy New Year

Chúc cho tất cả bạn bè, người thân của Xuân Hồng có một mùa Giáng Sinh an lành, vui vẻ! Chúc một năm mới với nhiều thành công và hạnh phúc!

Thứ Tư, 8 tháng 12, 2010

Lý do tại sao không ai đọc Email Newsletter của bạn

Có cả ngàn lý do tại sao những Newsletter của bạn không được hồi đáp như mong muốn . Tuy nhiên, hầu hết các lý do có cùng 1 vấn đề phổ biến : độc giả không thích nó.Hãy để một chuyên gia blog trên thế giới nói cho các bạn biết nguyên nhân vì sao?


Sai lầm # 1: Newsletter không hữu ích

Đây là một vấn đề quan trọng. Vợ tôi đã đăng ký nhận bản tin trên Ayurveda, với suy nghĩ cô sẽ nhận được một số bài báo và ý kiến hữu ích về chủ đề cô ấy quan tâm. Nhưng, tất cả những gì cô ấy nhận được là một đống các công cụ quảng cáo.

Bởi vì bạn là một độc giả Copyblogger, bạn biết rằng nội dung của bạn phải hữu ích hoặc chả ai thèm đọc nó. Tuy nhiên, nhiều người không thể tự giúp mình.Họ định viết một cái gì đó hữu ích, họ muốn trở nên có ích nhưng cuối cùng họ lại tự quảng cáo bởi vì điều đó dễ dàng hơn rất nhiều. Dễ dàng để nói “Lớp Yoga vào Thứ 6 ngày 17 Tháng 12″ hơn là để viết thêm một bài về yoga.

Vì vậy, cuối cùng họ cũng tự quảng cáo theo mặc định – và vì đó là lựa chọn dễ dàng hơn, họ không nghĩ nó vô bổ đối với độc giả của mình. Mặc dù điều đó không có nghĩa là độc giả không cảm thấy như vậy.

Sai lầm # 2: Giọng điệu chẳng có gì hấp dẫn đặc biệt

Chất giọng văn không phải là tất cả nhưng chắc chắn có tác dụng cao. Khi bạn nói với bạn bè qua điện thoại, giọng nói thật hào hứng và sôi nổi. Hãy để cảm xúc của mình lên những trang viết và bạn sẽ thấy những gì mình viết không hề thua kém ngữ điệu khi nói.

Chất giọng, ngữ điệu không hoàn toàn được thể hiện trong những bài viết, nghĩa là những bài viết không thực sự truyền đạt được toàn bộ cảm xúc. Mỗi nghệ sĩ, ca sĩ, và cả nhà văn có một chất giọng đặc trưng. Chất giọng này cần phải bền vững và “thật sự”.

Nếu bạn đã cố gắng mà vẫn không tìm được “chất giọng” của mình, hãy đặt bút xuống và Skype một người bạn. Nhờ họ hỏi những câu hỏi về các chủ đề mà bạn định viết trong bản tin của mình – ghi âm từng từ, một cách tự nhiên. Sau đó chỉ cần nhại lại, và ghi lại những gì bạn đã nói.

Tôi biết phương pháp này nghe có vẻ tẻ nhạt. Nhưng nó nhanh hơn việc “quằn quại” với một bản tin nhàm chán ngốn hết 2 ngày của bạn mới viết ra được, mà cuối cùng, giọng văn của riêng bạn vẫn bặt vô âm tín.

Sai lầm # 3: Bạn không kể cốt truyện.

Nhiều người nghĩ rằng newsletter của họ phải được ních đầy các bài viết có kết cấu và tổ chức một cách hoàn hảo – và vì họ không biết làm thế nào để tạo ra những dạng bài viết như thế, nên họ chuốc lấy thất vọng và khó khăn khi cố gắng viết. Kết cấu không phải là cách để tạo ra một bản tin thu hút. Mà là những câu chuyện.

Như mọi người ngay từ nhỏ, chúng ta đều bị mê hoặc bởi những câu chuyện. Hãy bắt đầu bằng những câu chuyện về khách hàng của mình. Viết về những gì bạn đã trải nghiệm trong ngành công nghiệp và suy nghĩ của bạn về nó. Khi bạn cố gắng gợi ra sự phản hồi, không gì có thể khiến độc giả của bạn say mê như sắc thái và kịch tính của một câu chuyện hay.

Làm thế nào để kết thúc ? Hãy nói về bài học rút ra từ câu chuyện – như thể bạn đã gặp câu chuyện có thực. Giải thích những gì bạn học được hoặc những gì đáng lẽ nên học hỏi hay những gì người khác có thể học hỏi từ kinh nghiệm này.

Bài học của câu chuyện cũng mang lại hiệu quả gấp đôi, như là bước đệm, bàn đạp cho lời mời, kêu gọi hoạt động của bạn. Thứ mang lại cho chúng ta Sai lầm # 4.

Sai lầm # 4: Lời kêu gọi không nhiệt tình

Tuần này, bạn cần phải “lấp đầy” lớp học yoga của mình. Trong newsletter, bạn sẽ yêu cầu một khách hàng viết thư trả lời hoặc đưa ra nhận xét. Bạn cần khách hàng phản hồi. Bạn không thể ngồi đấy và hy vọng họ sẽ làm điều đó – bạn phải yêu cầu họ làm điều đó.

Bạn phải “cầm tay chỉ việc” những gì bạn muốn họ làm. Chỉ nói “xin vui lòng trả lời” là quá mơ hồ. Khách hàng của bạn không biết chính xác những gì bạn muốn họ làm hoặc làm thế nào để làm điều đó đâu. Bạn có muốn họ click vào một liên kết ? Nói với họ bấm vào đây (và cũng có thể cho họ biết tại sao).

Hầu hết mọi người chỉ hy vọng khách hàng sẽ tự hành động một mình. Và hầu hết khách hàng sẽ không làm thế – bởi vì họ quá bận rộn để tìm ra cách bạn muốn họ phản hồi. Bạn cần phải nói với họ. Chỉ cần một cú hích để làm điều đó. Tất nhiên, sẽ không ai chịu làm nếu bạn là một người hoàn toàn xa lạ.

Sai lầm # 5: Bạn không có một tần số xuất hiện cụ thể

Bật TV lúc 18:00. Bạn nhìn thấy những gì ?
Ở hầu hết các quốc gia, đó là tin tức buổi tối. Và mỗi tối, đều là những tin cũ nhưng này, nó nhất quán.

Các newsletter của bạn không thể đến Bermuda vào kỳ nghỉ. Họ thì đang lải nhải càu nhàu công việc của bạn. Bản tin của chúng tôi đã phát hành từ năm 2002 và đã làm như vậy từ tuần này qua tuần khác mà chưa từng ngưng nghỉ. Bạn muốn ngừng ? Bạn đang bị bệnh ? Xin lỗi đồng nghiệp, nhưng độc giả sẽ không bỏ qua dễ dàng đâu. Hãy tưởng tượng chuyện các đài truyền hình hủy bỏ tin tức vì phát thanh viên phải gió nào đó không xuất hiện.

Một trong những lý do chính của việc nghèo nàn phản hồi là newsletter của bạn xa lạ với độc giả. Bạn không thể gửi cho họ một bản tin bất cứ khi nào bạn cảm thấy thích nó và hy vọng họ hồi đáp. Phản hồi liên quan trực tiếp đến tần số xuất hiện.

Như vậy, bạn phải:

1. Lọc các thư quảng cáo tự động không hoạt động – làm cho nó hữu ích hơn.
2. Ngữ điệu khi viết rất quan trọng. Tự mình ghi âm lại nếu thật sự cần phải thế, nhưng hãy nhắm đến chất giọng độc đáo của riêng mình.
3. Nếu bạn không thể hiểu được kết cấu, hãy dùng những câu chuyện về khách hàng.
4. Đừng quảng cáo nửa vời – hãy đưa ra một lời mời rõ ràng.
5. Nếu không có tần số nhất quán, khách hàng của bạn sẽ quên bạn là ai, ngay cả khi bạn làm đúng mọi điều khác.

Những newsletter rất được việc. Thực hiện những điều này mà bạn không đọc phản hồi, không thấy những hồi đáp mình tìm kiếm thì cũng chẳng có ích lợi gì cả.
Tránh được 5 sai lầm nghiêm trọng này sẽ khiến những phản hồi tích cực nhanh chóng đến với bạn.

Thứ Bảy, 4 tháng 12, 2010

5 hành động gia tăng hiệu quả làm việc của giám đốc

"Dừng ngay tất cả những hành động đang rút kiệt sự sống của công ty và chỉ tập trung vào những việc có khả năng sinh lời mà thôi", đó là lời khuyên của Jana Eggers, giám đốc công ty thời trang thành đạt.

Làm thế nào để bạn không phải làm những việc rút kiệt sự sống của công ty và chỉ tập trung vào việc phát triển kinh doanh mà thôi? Bạn quá mệt mỏi khi nhìn vào danh sách những việc cần làm ngày hôm nay? Và giống như rất nhiều doanh nhân khác, bạn sẽ rất dễ bị bỏ lại phía sau nếu không có đủ nhân lực. Giải pháp cho việc này là: Dừng ngay tất cả những hành động đang rút kiệt sự sống của công ty và chỉ tập trung vào những việc có khả năng sinh lời mà thôi.

Đó là điều mà Jana Eggers đã làm. Cô là giám đốc của Spreadshirt – một công ty thiết kế trang phục có 250 nhân viên. Vị giám đốc đã cho ngừng triển khai đội ngũ bán hàng tại Scandinavia và chỉ tập trung vào thị trường chủ chốt ở Anh và Pháp. Kết quả là doanh số tại các quốc gia này tăng vọt.

Cách thức thành công nằm trong tay tay bạn.

Và sau đây là 5 cách để bạn có thể cắt giảm danh sách việc làm hàng ngày của mình.

1. Dành nhiều thời gian cho khách hàng

Năm 2009, tại công ty Falcon Containers (có trụ sở tai Austin), CEO Stephen Shang đã đề nghị đội ngũ bán hàng của mình không theo dõi các tin tức kinh tế trong vòng 2 tuần để dành nhiều thời gian tiếp xúc và gặp gỡ khách hàng. Kết quả là công ty chuyên cho thuê các container chuyển đổi mục đích sử dụng này đã kí được hợp đồng béo bở với không quân Mỹ. Nhờ thế, doanh số của công ty đã tăng thêm 20%.

2. Chấm dứt các mối quan hệ không đi đến kết quả

Lo lắng về việc nhân tài trong công ty sẽ dứt áo ra đi vì mối liên lạc chính đối với một khách hàng lớn đang bị lạm dụng, Kim McConnell – nhà sáng lập Công ty truyền thông nông nghiệp Adfarm, đã quyết định ngừng ngay mối quan hệ đó. Và thế là nhuệ khí trong công ty được cải thiện rõ rệt. Anh nói: “Doanh thu từ những khách hành này sẽ sớm được bù đắp. Tôi nghĩ việc này sẽ đặt áp lực lên nhân viên để họ phải tìm và bù lại số doanh thu đã mất từ khách hàng đó”.

3. Dừng việc bán một sản phẩm hay dịch vụ không có lợi thế cạnh tranh

Niraj Balasaria là CEO của Petron Pacific – một công ty nhập khẩu các sản phẩm thép chỉ có 14 nhân viên với doanh thu hằng năm là 15 triệu USD. Anh đã bảo vệ công ty mình tránh khỏi một thảm kịch bằng việc dừng bán 3 sản phẩm mới hồi đầu năm nay. Nguyên nhân là đội ngũ của anh đã bị tản đi quá nhiều hướng và dẫn đến sai lầm. Anh nói: “Tôi đã mất rất nhiều tiền do muốn mở rộng ra ngoài lĩnh vực cạnh tranh chủ yếu của mình”. Hiện công ty anh chỉ tập trung vào 3 sản phẩm thành công nhất mà thôi.

4. Không tự trả lời tất cả email

Anh Brian Scudamore - CEO của1-800-GOT-JUNK, cảm thấy mình mất quá nhiều thời gian cho việc đọc và trả lời email mỗi ngày. Do vậy, anh đã đề nghị trợ lý của mình đọc và trả lời email thay mình từ 2 năm trước. Anh nói việc thoát khỏi công việc này đã cải thiện năng suất làm việc của anh lên rất nhiều. Nó giúp anh quản lý tốt hơn, có thời gian đi động viên và khuyến khích nhân viên của mình nhiều hơn.

5. Không đi ăn một mình

Nếu bạn tiết kiệm các bữa ăn với người khác, bạn sẽ mất rất nhiều thứ. Kể từ năm 1984, mỗi ngày, McConell đều ăn trưa cùng rất nhiều nhân viên và đối tác của mình. Và kết quả là ông đã giành được rất nhiều khách hàng lớn cho công ty. Ông nói: “Việc đó không xảy ra trong bữa ăn. Không có chuyện chỉ 2 phút sau là tôi đã bước ra với một khách hàng trị giá hàng triệu USD. Thế nhưng nó là chất xúc tác để mọi việc có thể diễn ra suôn sẻ”.

Hà Thu (theo CNN )
Girls Generation - Korean